Categories
Tin tức

10 điều không phải doanh nghiệp nào cũng biết về “Call center”

Call Center và Contact Center khác nhau như thế nào?

Call Center là một bộ phận trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm tiếp nhận các cuộc gọi vào hoặc thực hiện gọi ra cho khách hàng. Các chức năng chính của một Call Center là cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu, hỗ trợ thông tin sản phẩm, giới thiệu sản phẩm hoặc nghiên cứu thị trường.

Khác biệt cơ bản nhất giữa Call Center và Contact Center là: Call Center chỉ cung cấp dịch vụ khách hàng qua điện thoại, còn Contact Center thì cung cấp dịch vụ khách hàng qua nhiều kênh khác nữa như email, messenger, webchat, mạng xã hội, video… Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng Call Center và Contact Center để chỉ trung tâm liên lạc khách hàng nói chung.

Call Center ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, cơ hội tiếp cận với khách hàng để tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Để vận hành một hệ thống Call Center, cần áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như phần mềm phân bổ cuộc gọi thông minh, định tuyến cuộc gọi đa kênh, ghi âm cuộc gọi, phần mềm báo cáo, giao diện màn hình tích hợp, hỗ trợ gọi lại tự động..Nội dung dưới đây sẽ cho bạn biết về 10 điều cơ bản khi vận hành một Call Center.

1. Con người chiếm khoảng 70% chi phí hoạt động

Trong một Call Center, đảm nhận việc tương tác trực tiếp với khách hàng chính là con người, là những điện thoại viên (agent) chứ không phải là máy móc hay công nghệ. Vì thế cho nên, đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng khi vận hành Call Center và cũng chiếm khá nhiều chi phí hoạt động. Đầu tư cho nhân viên những khóa đào tạo bài bản, chuyên nghiệp có thể mang đến những kết quả ngoài mong đợi.

2. Dự báo và phân bổ nguồn lực là thách thức lớn nhất

Với Call Center, thách thức lớn nhất dành cho quản lý nằm ở cách sắp xếp nguồn nhân lực. Điều khiến cho công tác quản lý trở nên cực kì khó khăn là phải dự đoán trước và lên kế hoạch nhân sự một cách chính xác cho những thời điểm có sự phát sinh nhiều về số lượng cuộc gọi, cũng như những thời điểm không có cuộc gọi nào.

Trong trường hợp dự đoán sai sót, số lượng cuộc gọi trong hàng đợi tăng cao, số lượng điện thoại viên hiện tại không đủ để tiếp nhận cuộc gọi, sẽ làm giảm mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời sẽ khiến cho nhân viên chịu nhiều áp lực hơn. Hoặc ngược lại, số lượng nhân viên trực ca quá nhiều trong khi chỉ có vài cuộc gọi vào sẽ làm cho chi phí của mỗi cuộc gọi (CPC- cost per call) tăng cao.

3. Thứ 2 là ngày làm việc bận rộn nhất trong tuần

Thông thường, cuối tuần là thời điểm khách hàng có thời gian để kiểm tra lại các khoản chi tiêu trong tuần và lên kế hoạch cho những khoản chi sắp tới. Sau đó, họ chỉ đợi đến thứ 2 đầu tuần để bắt tay vào xúc tiến những khoản chi này. Để có sự sắp xếp nhân sự phù hợp, quản lý Call Center nên cân nhắc sự ưu tiên các ngày trong tuần, cuối tuần hoặc lễ, tết. Tuy nhiên, việc dự báo lưu lượng cuộc gọi để có sự phân bổ nguồn lực chính xác cho Call Center vẫn nên dựa vào các báo cáo về hoạt động của Call Center. Ví dụ như số lượng cuộc gọi vào trong ngày, số lượng cuộc gọi vào từng hàng đợi, số lượng cuộc gọi nhỡ…v..v…

4. Khách hàng có xu hướng gọi điện thoại trong khoảng thời gian từ 10h – 12h hơn những thời điểm khác trong ngày.

Đây được xem là thời điểm mà mọi người đã ổn định các công việc đầu ngày nên tương đối thuận lợi để dành ít phút giải quyết những việc cá nhân. Vì vậy, việc sắp xếp nhân sự trong Call Center cũng nên linh hoạt theo từng khoảng thời gian trong ngày. Đó là lý do khiến cho nghề điện thoại viên được đánh giá là một trong những công việc có nhiều ca làm việc nhất trong ngày. Tuy nhiên, việc dự báo lưu lượng cuộc gọi để có sự phân bổ nguồn lực hợp lý vẫn nên dựa vào các báo cáo về hoạt động của Call Center như đã đề cập ở mục trên.

5. Công nghệ hỗ trợ việc tối ưu hóa năng lực làm việc của nhân viên.

Có rất nhiều công nghệ được sử dụng trong một hệ thống Call Center, từ các phần mềm phân bổ cuộc gọi thông minh, cho đến hệ thống phát thoại tự động, ghi âm cuộc gọi, ghi màn hình cuộc gọi và nhiều ứng dụng khác nữa, đều có mục đích là tối ưu hóa năng lực làm việc của nhân viên. Vì thế, việc cần thiết khi triển khai các phần mềm ứng dụng là doanh nghiệp nên đào tạo kỹ lưỡng cách thức điện thoại viên cần làm với tổ hợp hệ thống, sao cho giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

6. Điện thoại viên là phát ngôn và là đôi tai của doanh nghiệp

Điện thoại viên là những nhân viên có hoạt động giao tiếp với khách hàng nhiều nhất trong doanh nghiệp, năng suất giao tiếp của họ trong một ngày làm việc thậm chí có thể vượt hơn số lần giao tiếp của một số bộ phận khác trong một năm. Vì thế, họ là những người có thể nói cho bạn biết các vấn đề của khách hàng đang gặp phải, mối quan tâm của khách hàng là gì, hiệu quả thu hút khách hàng từ các chiến dịch marketing, hay thậm chí là những chiến lược từ đối thủ cạnh tranh.

7. Quản lý Call Center cần có những kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn

Khó khăn lớn nhất cho những nhà quản lý Call Center là luôn đảm bảo được chỉ số chất lượng dịch vụ trong những điều kiện vô cùng hạn chế. Việc dành phần lớn thời gian để giải quyết vấn đề cho khách hàng trong những trường hợp đặc biệt, việc quan tâm và chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ nhặt trong khi vân hành Call Center mà không chú trọng đến việc phát triển và hoàn thiện quy trình làm việc chung, sẽ rất dễ khiến cho những nhà quản lý dần mất kiểm soát về Call Center.

8. Giám sát có trách nhiệm thúc đẩy hiệu quả vận hành Call Center

Vai trò của giám sát là vô cùng quan trọng trong việc giúp các điện thoại viên hiểu đúng tinh thần làm việc của trung tâm dịch vụ khách hàng và có trách nhiệm với công việc. Giám sát nên thường xuyên có mặt tại nơi làm việc để kịp thời hỗ trợ cho nhân viên. Ngoài ra, việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho điện thoại viên là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của người giám sát vì điện thoại viên chính là những đại diện cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.

9. Call Center thường được xem là trung tâm chi phí

Có đến 39.8% số lượng doanh nghiệp/ tổ chức được khảo sát cho rằng Call Center là một trung tâm chi phí (Cost Center), so với 25.2 % số khác lại cho rằng đây chính là trung tâm lợi nhuận (Profit Center). Việc phớt lờ các lợi ích thiết thực mà Call Center mang lại đã làm cho nhiều doanh nghiệp vô tình gắn mác cho nó là Cost Center. Nhìn nhận vấn đề theo một cách chính xác, Call Center chính là nơi truyền tải tiếng nói của khách hàng đến với doanh nghiệp, điều mà có thể tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giống như câu “Có cầu thì mới có cung”, doanh nghiệp phải nắm rõ khách hàng thích gì, khách hàng cần gì, khách hàng đòi hỏi điều gì thì mới có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng cao doanh thu và lợi nhuận. Và dĩ nhiên, Call Center nằm trong tốp đầu những bộ phận hiểu rõ những điều mà khách hàng mong muốn. Khi tận dụng triệt để những lợi ích đó, Call Center sẽ trở thành một “trung tâm lợi nhuận” mang đến những kết quả bất ngờ.

10. Call Center là môi trường làm việc tuyệt vời

Với một loạt các cơ hội tại nhiều công ty, nhiều lĩnh vực khác nhau, vị trí điện thoại viên trong một Call Center sẽ mang đến cho bạn rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mà lại linh hoạt về mặt thời gian. Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiều người, nhiều kiểu tính cách khác nhau cũng giúp cho điện thoại viên nâng cao khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt hơn, với phản xạ nhanh hơn.

 

Categories
Tin tức

9 cách chốt sale thành công qua điện thoại

Sale là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng thường xuyên tiếp xúc với khách trực tiếp hoặc qua điện thoại và giải đáp các thắc mắc về thông tin sản phẩm/ dịch vụ đồng thời nắm bắt nhu cầu nhằm tư vấn đưa ra lựa chọn phù hợp cho khách. 9 cách sau đây có thể giúp bạn có cuộc nói chuyện điện thoại suôn sẻ, gây ấn tượng ngay từ cuộc gọi đầu tiên tăng tỷ lệ chốt sale thành công.  

Trước cuộc gọi chốt sale thành công qua điện thoại

1. Xây dựng kịch bản cuộc gọi

Để chốt sale thành công qua điện thoại điều cần thiết nhất cần phải xây dựng kịch bản cuộc gọi, tránh khi khách hàng hỏi về giá sản phẩm/dịch vụ, về tiện ích nổi bật, hay về cách bảo quản, sử dụng như thế nào 

Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa là bạn sẽ nói chuyện với khách đúng từng câu từng chữ trong kịch bản một cứng nhắc mà phải nói chuyện sao cho cuộc gọi tự nhiên và linh hoạt nhất. Hãy giới thiệu trực tiếp, xúc tích  và đơn giản để khách hàng dễ hình dung về sản phẩm/dịch vụ. 

2. Nghiên cứu về đối tượng khách hàng:

Bạn cần biết rõ các thông tin khách hàng và nhu cầu của từng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng đến. Vì mỗi khách hàng khi đến với bạn đều có những nhu cầu khác nhau nên bạn không thể sử dụng một kịch bản chung cho tất cả khách hàng, linh hoạt trong từng trường hợp giúp giải quyết vấn đề nhanh nhất.

Bạn muốn nói chuyện với ai đó biết và hiểu về bạn, vậy thì khách hàng cũng mong chờ điều tương tự thôi. Do đó, hãy tìm hiểu thông tin cơ bản về công ty họ đang làm, sở thích, lĩnh vực hay chủ đề nào mà họ quan tâm thông qua hội nhóm trên các trang mạng xã hội. 

Sau đó bạn có thể lưu trữ tất cả thông tin đã thu thập qua phần mềm quản lý khách hàng nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về đối tượng khách hàng mục tiêu, thuận tiện cho việc cập nhật và truy xuất thông tin cho những cuộc gọi sau. 

3. Chọn lọc thông tin khách hàng tiềm năng:

Trong hệ thống chăm sóc khách hàng bạn có thể note lại các thông tin về khách hàng thì việc phân chia khách hàng mục tiêu theo từng nhóm riêng như: nhóm khách chưa giới thiệu, nhóm khách đã giới thiệu, nhóm khách sau mua hàng… Từ đó bạn có thể dễ dàng cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu từng nhóm khách hàng cụ thể. 

Chọn lọc thông tin khách hàng là điều vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp để giảm chi phí chăm sóc khách hàng và tăng khả năng chốt sale thành công tìm kiếm khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ/ sản phẩm doanh nghiệp.

4. Luyện tập khả năng nói chuyện

Mới bắt đầu nghề sale nhưng cũng không gặp không ít khó khăn qua điện thoại, luyện tập trước sẽ giúp nói chuyện với khách hàng trôi chảy hơn, giúp bạn có sự chuẩn bị về những gì cần nói cũng như tăng thêm sự tự tin cho bản thân. 

Trong cuộc gọi chốt sale thành công qua điện thoại

1. Giọng nói nhẹ nhàng

Hãy nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng đừng cố gắng nói những lời quá ngọt ngào. Các telesales hãy tập thói quen mỉm cười khi nói chuyện, nghe qua có vẻ vô lý vì nói chuyện qua điện thoại khách hàng cũng đâu nhìn thấy?. Tuy nhiên, nếu bạn cười trong lúc nói chuyện sẽ làm cho giọng nói trở nên ấm áp hơn mang đến cảm giác thoải mái, thân thiện trong quá trình nói chuyện.

2. Nói ngắn gọn, súc tích

Hãy tôn trọng thời gian của khách hàng như thời gian của mình. Những cuộc nói chuyện kéo dài sẽ chẳng giúp cho bạn chốt sale thành công và khách hàng cũng không có nhiều thời gian dành cho bạn. Nên những thông tin bạn cung cấp hãy ngắn gọn, súc tích nhưng chính xác để khách hàng hiểu bạn đang nói gì và sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết những vấn đề gì cho họ.

3. Sức thuyết phục

Đó cũng là một phần lý do bạn nên nghiên cứu kỹ về khách hàng trước khi thực hiện cuộc gọi. Những thông tin bạn cung cấp cho khách hàng phải có sức thuyết phục, cho thấy sản phẩm/dịch vụ giải quyết những vấn đề khó khăn và thật sự phù hợp với cho họ.

4. Lắng nghe

Ngoài việc ăn nói khéo léo để cuộc giao tiếp thành công thì kỹ năng quan trọng nữa là lắng nghe người khác. Đây là cách duy nhất để biết được mình đã thật sự hiểu khách hàng hay điểm nào cần làm rõ hơn. 

5. Chăm sóc khách hang để chốt sale thành công qua điện thoại

Khi họ đưa ra ý kiến về sản phẩm/dịch vụ hãy tôn trọng, lắng nghe đừng cố ngắt lời khi khách đang nói chuyện. Đó là một trong những lý do khiến khách cảm thấy khó chịu và không giúp ích gì cho việc chốt sale của bạn. Đôi khi khách hàng sẽ đưa ra những câu hỏi hay thắc mắc mà bạn không ngờ đến về sản phẩm/dịch vụ. Hãy bình tĩnh và xin khách hàng thêm thời gian để đội ngũ công ty đưa ra những giải pháp tối ưu, phù hợp theo yêu cầu của khách nhất. Đừng quên liên lạc sớm nhất trước khi khách hàng quên bạn là ai.

Chốt sale thành công việc chăm sóc khách hàng sau khi tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ/ sản phẩm là điều vô cùng cần thiết điều này giúp giữ chân khách hàng lâu hơn và quay lại sử dụng lần tiếp theo. Sau cuộc gọi thoại bạn hãy ghi chép lại các thông tin khách hàng này vào hệ thống tổng đài hoặc phần mềm quản lý và ghi chú cẩn thận vấn đề của họ để có quá trình chăm sóc  để xem bạn có bỏ sót thông tin nào của khách hàng trong quá trình trao đổi không. 

Categories
Chưa được phân loại Tin tức

Hotline doanh nghiệp, cách chọn số điện thoại làm thương hiệu

Nếu bạn đang chọn số điện thoại làm Hotline bán hàng, hay bộ số điện thoại liên hệ làm thương hiệu cho doanh nghiệp bạn thì bài viết này có lẽ phần nào tạo sự quyết đoán hơn khi đang xây dựng thương hiệu bằng cách chọn hotline cho doanh nghiệp của mình.

1. Hotline doanh nghiệp là gì?

Hotline doanh nghiệp là sự đại diện tốt nhất mang hình ảnh doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Đây cũng là kênh liên lạc chính kết nối khách hàng với doanh nghiệp tư vấn, bán hàng, cung cấp dịch vụ,… Thông qua số hotline, khách hàng có thể đặt mua các sản phầm từ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tư vấn cho khách hàng.

Sử dụng một số hotline đẹp, dễ nhớ không những thể hiện được sự chuyên nghiệp và uy tín mà tỉ lệ kết nối thành công là rất cao nên khi chọn số hotline cho doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

2. Tầm quan trọng của hotline doanh nghiệp

– Số hotline đại diện cho doanh nghiệp, nếu số hotline đẹp và dễ nhớ sẽ tạo được ấn tượng, thiện cảm, người khác nhìn vào là đã có thể nhớ ngay. Điều này sẽ khiến khách hàng tìm đến bạn nhiều hơn và thật dễ dàng.

– Số hotline đẹp và dùng cố định sẽ nhận được sự tin tưởng, sự uy tín và chuyên nghiệp từ khách hàng, đối tác. Từ đó sẽ có cơ hội hợp tác lâu dài và mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.

– Khi chọn được số hotline đẹp có có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ tìm kiếm hoặc nhớ ra số hotline và khách hàng sẽ tìm đến bạn. Mặt khác, khi bạn gọi đến cho khách hàng thì tỉ lệ nhắc máy và sự tin tưởng sẽ cao hơn so với một số hotline bình thường.

– Trong trường hợp số hotline của danh nghiệp được in trên các banner, áp-phích quảng cáo, danh thiếp hay trên các hợp đồng làm ăn sẽ tạo được ấn tượng mạnh. Nếu được được lợi thế công việc sẽ suôn sẻ và thuận lợi hơn.

– Hotlinedoanh nghiệpđẹp sẽ khẳng định được đẳng cấp và sự phát triển doanh nghiệp bạn. Nếu dùng một số hotline có giá trị nhưsố Tứ quý, Ngũ quý, Lục quý,…ắt khiến doanh nghiệp đối thủ phải ngưỡng mộ.

– Trước đây chỉ có những doanh nghiệp lớn như tài chính – ngân hàng, bưu điện, hàng không sử dụng số tổng đài thì ngày nay ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là những doanh nghiệp tương tác nhiều với khách hàng như shop online, spa lại càng chú trọng hơn về dịch vụ tổng đài chăm sóc khách hàng.

– Các doanh nghiệp thường chi hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng cho một chiến dịch Marketing hay quảng cáo biển bảng. Với những tấm biển khổ lớn hàng trăm triệu thì việc tiết kiệm để sử dụng cho một số hotline doanh nghiệp dễ nhớ dễ thuộc chắc hẳn sẽ hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Chọn số cho hotline doanh nghiệp nên chọn những số dễ nhớ, dễ thuộc, nhất là tài chính phải hợp lý. Với những doanh nghiệp, những cửa hàng, shop kinh doanh nhỏ nên chọn số có mức giá vừa phải như: Thần tài, Lộc Phát, số lặp, số gánh, Tam hoa,… Với mỗi loại số cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mong cầu cho sự thịnh vượng và phát triển.

3. Chọn số nào cho hotline doanh nghiệp

Nếu nguồn lực tài chính lớn muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ, thể hiện sự đẳng cấp đúng chất doanh nhân thì lựa chọn số Tứ quý, Ngũ quý, Lục quý,… Trong đó, các số như 6, 8, 9 là dòng VIP nhất.

Categories
Tin tức

Từ ngày mai (1/10/2020) Gửi tin nhắn rác, cuộc gọi rác có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng

Theo Nghị định số 91 thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2020, mức phạt có thể lên tới 100 triệu đồng.

Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đã làm rõ cách hiểu về “tin nhắn rác” như sau: “Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này”; hoặc “Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng”.

Bên cạnh đó, Nghị định 91 cũng định nghĩa một cách rõ ràng về “cuộc gọi rác” là gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo hoặc gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định.

Người dùng bị “bức tử” bởi tin nhắn rác và cuộc gọi rác mỗi ngày

Mức xử phạt lên đến 100 triệu đồng

Cụ thể mức phạt cho từng hành vi như sau:

– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng: Gọi điện thoại quảng cáo khi chưa được đồng ý một cách rõ ràng, đến người đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; gửi tin nhắn đăng ký đến người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng: Gọi hơn 1 cuộc gọi đến 1 số điện thoại trong vòng 24 giờ hoặc ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ – 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác…

– Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng: Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định; gửi bất kỳ tin nhắn quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.

– Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng: Gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.

Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị buộc thu hồi số điện thoại đã thực hiện hành vi vi phạm.

Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656 của Cục An toàn thông.

(Nguồn: Báo lao động)